Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, việc nghiên cứu Cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của Đảng trong thời kỳ hiện nay là rất cần thiết. Đồng tời nhằm mục đích nâng cao kỹ năng nghiên cứu, trao đổi học thuật và đưa lý luận vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy. Ngày 9/3/2018 Bộ môn giáo dục chính trị đã tổ chức Semimar với nội dung“ Cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của Đảng trong thời kỳ hiện nay”. Buổi Seminar được tổ chức tại phòng hội thảo khoa Ôtô. Thành phần tham dự có ThS. Phùng Thị Mến đại diện P. KHCN&HTQT Về phía khoa có TS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa, và 10 thầy cô là giảng viên trong Bộ môn tham dự.
Sau phần tuyên bố lý do và thông qua chương trình của buổi Hội thảo do NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa chủ trì buổi Seminar đã phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, qua đó đồng chí đã nêu ý nghĩa vàyêu cầu đạt được của buổi Seminar.
NCS. Phạm Xuân Đức –Phó trưởng khoa GDCT&TC phát biểu trong buổi Seminar
Tại buổi Seminar định kỳ tháng 3/2018TS. Nguyễn Thị Hảo và ThS. Nguyễn Thị Hiền đã làm rõ cơ sở lý luận cũng như cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của Đảng trong thời kỳ hiện nay, như: Thứ nhất, Đường lối đối ngoại,cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng. Thứ hai, thực tiễn thực hiện đường lối hội nhập trên các lĩnh vực: Hội nhập kinh tế quốc tế;Hội nhập trên lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội. Thứ ba, Những yêu cầu đặt ra đối với công tác đối ngoại. Cụ thể:
Thứ nhất, Đường lối đối ngoại, cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng
- Đường lối đối ngoại của Đảng:
Việt Nam thực hiện mở cửa hội nhập từ Đại hội VI năm 1986. Tuy vậy, tại Đại hội XII của Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều thuận lợi để phát triển đất nước. Đảng ta xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020; đồng thời là sự thể hiện nhận thức, đánh giá của Đảng ta về vai trò to lớn của công tác đối ngoại trong tình hình mới.
Về phương hướng và mục tiêu hoạt động của công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế...”.
Trong đó, nhiệm vụ của công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế là: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc”. Trên từng lĩnh vực đều có những nội dung cụ thể, đa dạng, phong phú liên quan đến lợi ích của quốc gia - dân tộc trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.
- Cơ cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng:
+ Về cơ hội:
Xu thế hòa binh, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế.
Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Về thách thức:
Những vấn đề về toàn cầu hoá như phân hoá giầu nghèo, dịch bệnh,… gây ra tác động tiêu cực đối với nước ta.
Sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia cùng với đó những biến động thị trường quốc tế đang là thách thức to lớn đối với nền kinh tế VN.
Lợi dụng quá trinh toàn cầu hoá các thế lực thu địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta.
Thứ hai, thực tiễn thực hiện đường lối hội nhập trên các lĩnh vực: Hội nhập kinh tế quốc tế; Hội nhập trên lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.
* Cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay:
- Cơ hội trong việc thực hiện đường lối đối ngoại trong hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay:
+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi trong thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế góp vấn thu hút vốn đầu từ nước ngoài.
+Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thách thức trong việc thực hiện đường lối đối ngoại trong hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay:
+ Môi trường kinh doanh đầu tư ở Việt Nam mặc dù đang được cải tiến song nhìn chung còn nhiều khó khăn.
+ Thách thức chất lượng nguồn nhân lực khi hội nhập.
+ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng nước ngoài.
+ Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ.
+ Môi trường ngày càng bị ô nhiễm.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu về gìn giữ độc lập - an ninh - chủ quyền và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
* Cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập trên lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay:
- Trên lĩnh vực chính trị
+ Thời cơ: Xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho tất cả các nước tham gia vào đời sống quốc tế, bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích, tập hợp lực lượng,... nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
+ Thách thức: Tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đang đối diện trước thách thức của một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, sự lựa chọn định hướng chính trị, vai trò của nhà nước,...
- Trên lĩnh vực văn hoá
+ Về thời cơ: Toàn cầu hóa tạo điều kiện để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, bổ sung và làm giàu cho nền văn hóa dân tộc mỗi nước.
+ Về thách thức: Thông qua toàn cầu hóa kinh tế, các nước tư bản tăng cường phổ biến ý thức hệ và lối sống của mình nên hàng loạt văn hóa phẩm mang tính độc hại đang được tung vào mọi quốc gia, nhằm làm suy thoái đời sống tinh thần, gây mất ổn định xã hội.
Như vậy, đứng về khía cạnh văn hoá, toàn cầu hoá mang lại 2 bất lợi cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là:
Thứ nhất, những sản phẩm và dịch vụ văn hoá rất khó thâm nhập vào thị trường của các nước phát triển và không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm và dịch vụ văn hoá của các nước phát triển.
Thứ hai, điều này quan trọng hơn, toàn cầu hoá có nguy cơ đe doạ và làm mất bản sắc văn hoá của các dân tộc.
- Trên lĩnh vực xã hội:
+ Thời cơ: Xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho tất cả các nước tham gia vào đời sống quốc tế, bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích, tập hợp lực lượng,... nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
+ Thách thức: Ngày nay, không một quốc gia dân tộc nào có thể làm ngơ trước sự lan truyền một cách nhanh chóng và rộng rãi của các bệnh dịch, như SARS, cúm gà,...; nạn khủng bố, tội phạm quốc tế,...
Thứ ba, Những yêu cầu đặt ra đối với công tác đối ngoại.
- Chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước, coi trọng phát triển quan hệ có chiều sâu trọng trong chính sách đối ngoại của ta.
- Huy động sự tham gia của các tổ chức và các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động đấu đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
- Mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường,…
- Chủ động và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, làm cho bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu đúng và đầy đủ hơn về đất nước và con người Việt Nam.
- Phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, các phong trào nhân dân thế giới.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết, dự báo, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại.
- Làm tốt công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước.
- Kiện toàn củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ, lực lượng làm công tác đối ngoại ở các tổ chức, cơ quan đảng, nhà nước.
- Đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động đối ngoại; thực hiện phân cấp phân công quản lý; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong các hoạt động đối ngoại.
TS. Nguyễn Thị Hảo trình bày nội dung tại buổi Seminar tháng3/2018
Sau phần trình bày của hai thầy, cô được phân công. Các thầy, cô giảng viên trong bộ môn đã tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến làm rõ về cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của Đảng trong thời kỳ hiện nayvà vận dụng vào các nội dung giảng dạy học phần Đường lối cách mạng của ĐCSVN và học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng vào thực tiễn ngành nghề của sinh viên. Đặc biệt các giảng viên cũng rất quan tâm tới các nội dung liên hệ với các chuyên ngành cụ thể.
Sau một thời gian thảo luận rất tích cực và sôi nổi buổi Seminar đã thành công tốt đẹp, NCS. Phạm Xuân Đức đã kết luận về sựcần thiết việc nghiên cứu cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của Đảng trong thời kỳ hiện naynhằm nâng cao chất lượng các học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của ĐCSVNdo Bộ môn quản lý trong thời gian tớilà rất quan trọng và nhấn mạnh:
Thứ nhất: Các thầy, côđã phân tích rất rõ ràng, cụ thể về cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế của Đảng trong thời kỳ hiện nay.
Thứ hai: Các thầy, cô đã liên hệ với thực tiễn và vận dụng vào giảng dạy cho sinh viên hiện nay.
Thứ ba: Trong buổi Seminar các thầy cô cũng đã có nhữngquan điểm thống nhất việc nhìn nhận nhữn cơ hội và thách thức và đưa ra những yêu cầu đặt ra đối với công tác đối ngoạinhằm giúp sinh viên hiểu và vận dụng vào ngành nghề các em đang học.
Thứ tư: Sau khi kết luận thống nhất một số nội dung, NCS. Phạm Xuân Đứcđã nêu ra một số lưu ý cho các thầy cô giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của ĐCSVN từ năm học 2017 – 2018 cần có sự vận dụng để đưa lý luận gắn liền với thực tiễn.
Buổi Seminartháng 3 năm 2018 đã thành công tốt đẹp, các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục chính trị đã có những tìm hiểu thực tiễn,kịp thời cập nhật nhằm gắn lý luận với ngành nghề của sinh viên trong quá trình giảng dạy. Qua buổi Seminar cũng đãgiúp giảng viên được trau dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời qua đây các thầy cô cũng góp phần không nhỏ vào quá trình nâng cao chất lượng học phần, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay./.
Toàn cảnh buổi Seminar tháng 3/2018
Tác giả bài viết: Vũ Văn Đông
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn