Buổi Seminar được tổ chức tại phòng hội thảo khoa Ôtô. Thành phần tham dự có TS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa, và 12 thầy cô là giảng viên trong Bộ môn tham dự. Sau phần tuyên bố lý do và thông qua chương trình của buổi Hội thảo do NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa, Trưởng bộ môn chủ trì buổi Seminar đã phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, qua đó đồng chí đã nêu ý nghĩa và yêu cầu đạt được của buổi Seminar.
NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa GDCT&TC phát biểu trong buổi Seminar
Tại buổi Seminar tháng 4/2018 ThS. Nguyễn Mạnh Tưởng và ThS. Phạm Thị Mai được phân công phụ trách đã làm rõ cơ sở lý luận cũng như các hình thức sở hữu và phân phối thu nhập, vấn đề vận dụng và thực tiễn của Đảng ta ở nước ta hiện nay về các vấn đề: Thứ nhất, Lý luận về các hình thức sở hữu. Thứ hai, Các hình thức phân phối. Thứ ba, Sự vận dụng của đảng ta hiện nay. Cụ thể:
Thứ nhất, Lý luận về các hình thức sở hữu
- Các khái niệm
+ Sở hữu là hình thức nhất định được hình thành trong lịch sử về chiếm hữu của cải vật chất xã hội.
+ Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người đối với việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Quan hệ sở hữu được thể hiện dưới những hình thức nhất định có tính chất pháp lý được gọi là chế độ sở hữu.
- Các hình thức:
Trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam có ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân (tư hữu) mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức sở hữu ở nhiều mức độ khác nhau:
+ Sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà nước)
Đây là hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nó bao quát những tư liệu sản xuất chủ chốt quyết định sự phát triển của nền kinh tế.
+ Sở hữu tập thể
Sở hữu tập thể bao gồm: sở hữu của các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng.
+ Sở hữu tư nhân
Sở hữu tư nhân là sở hữu của lao động cá thể, tư bản tư nhân trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải.
+ Sở hữu cá nhân
Hình thức sở hữu này cũng được xác định là một loại hình sở hữu xã hội chủ nghĩa. Nguồn chủ yếu của sở hữu này là kết quả lao động của cá nhân và phần quỹ tiêu dùng xã hội mà cá nhân được hưởng. Tài sản thuộc sở hữu cá nhân chủ yếu là những sản phẩm tiêu dùng. Chủ thể của sở hữu cá nhân là các thành viên trong xã hội trực tiếp tham gia lao động sản xuất.
Thứ hai, Các hình thức phân phối, thu nhập
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mỗi thành phần kinh tế có phương thức tổ chức sản xuất- kinh doanh khác nhau. Do đó, khác nhau về thu nhập. Vì vậy, không thể có một hình thức phân phối thu nhập thống nhất, trái lại có nhiều hình thức khác nhau.
- Phân phối theo lao động:
Phân phối theo lao động là phân phối dựa trên sở hữu sức lao động và bán sức lao động để thu về một khoản tiền công hay còn có biểu hiện là tiền lương.
- Phân phối theo vốn và tài sản:
Phân phối theo vốn và tài sản là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên cơ sở hữu về tư liệu sản xuất.
- Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội:
Để nâng cao mức sống về vật chất và văn hoá của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân lao động, sự phân phối thu nhập của mọi thành viên, xã hội còn được thực hiện thông qua quỹ phúc lợi, tập thể và xã hội.
Thứ ba, Sự vận dụng của Đảng vào thực tiễn
- Đối với các hình thức sở hữu
+ Đối với sở hữu nhà nước: Hiện nay nhà nước đang sở hữu tất cả các ngành, các lĩnh vực quan trọng ở nước ta như Điện, nước, xăng dầu, tài chính, ngân hàng, tài nguyên quốc gia, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế nhà nước...
+ Sở hữu tập thể: Đảng ta tiếp tục đổi mới về sở hữu tập thể như nâng cao quyền tự chủ cho các hợp tác xã, các doang nghiệp thuộc nhà nước quan lý bằng vốn ngân sách sẽ chuyển sang tự chủ một phần về tài chính và cuối cùng sẽ tự chủ hoàn toàn tài chính.
+ Sở hữu tư nhân: Việc đổi mới căn bản được thể hiện ở chủ trương, chính sách đối với các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân.
- Các hình thức thu nhập
Nhìn chung ở nước ta hiện nay Đảng, Nhà nước rất quan tâm chăm lo đến đời sống của người lao động, một mặt theo ký kết với tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam tăng lương để vượt qua các nước nghèo của thế giới, mặt khác nền kinh tế nước ta phát triển và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, mức lương ngày càng được điều chỉnh tăng lên cho phù hợp với thực tế.
- Phân phối theo lao động;
- Phân phối theo vốn và tài sản;
- Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội.
Sau phần trình bày của hai thầy, cô được phân công. Đã có 06 ý kiến của các thầy, cô giảng viên trong bộ môn đã tham gia thảo luận, trao đổi ý kiến làm rõ về các hình thức sở hữu và phân phối thu nhập, vấn đề vận dụng và thực tiễn của Đảng ta ở nước ta hiện nay và vận dụng vào các nội dung giảng dạy học phần Đường lối cách mạng của ĐCSVN và học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng vào thực tiễn ngành nghề của sinh viên. Đặc biệt các giảng viên cũng rất quan tâm tới các nội dung liên hệ với các ngành nghề cụ thể.
Sau một thời gian thảo luận rất tích cực và sôi nổi buổi Seminar định kỳ tháng 4/2018 đã thành công tốt đẹp, NCS. Phạm Xuân Đức đã kết luận về sự cần thiết việc nghiên cứu các hình thức sở hữu và phân phối thu nhập, vấn đề vận dụng và thực tiễn của Đảng ta ở nước ta hiện nay nhằm nâng cao chất lượng các học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ môn quản lý trong thời gian tới là rất quan trọng và nhấn mạnh:
Thứ nhất: Các thầy, cô đã chuẩn bị rất tích cực rõ ràng và đầy đủ nội dung về các hình thức sở hữu và phân phối thu nhập, vấn đề vận dụng và thực tiễn của Đảng ta ở nước ta hiện nay.
Thứ hai: Các thầy, cô đã phân tích rất rõ ràng, cụ thể về các hình thức sở hữu và phân phối thu nhập, vấn đề vận dụng và thực tiễn của Đảng ta ở nước ta hiện nay. Liên hệ với thực tiễn và vận dụng vào giảng dạy cho sinh viên hiện nay.
Thứ ba: Trong buổi Seminar các thầy cô cũng đã có những đưa ra những số liệu cụ thể chứng minh sự thay đổi trong thực tiễn và những thành tựu của Đảng ta trong những năm vừa qua.
Thứ tư; Trong buổi Seminar các thầy, cô cũng có quan điểm thống nhất về mặt lý luận và thực tiễn về nhận định những cơ hội và thách thức và đưa ra những yêu cầu đặt ra đối với các hình thức sở hữu và phân phối thu nhập, vấn đề vận dụng và thực tiễn của Đảng ta ở nước ta hiện nay.
Thứ năm: Sau khi kết luận thống nhất một số nội dung, NCS. Phạm Xuân Đức đã đặt ra yêu cầu các thầy cô giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của ĐCSVN từ năm học 2017 – 2018 cần có sự vận dụng để đưa lý luận gắn liền với thực tiễn.
Buổi Seminar tháng 4 năm 2018 đã thành công tốt đẹp, các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục chính trị đã có những nhận thức đầy đủ, kịp thời cập nhật thực tiễn nhằm vận dụng vào ngành nghề của sinh viên trong quá trình giảng dạy. Qua buổi Seminar cũng đã giúp các thầy, cô trong bộ môn được trau dồi kiến thức. Đồng thời qua đây các thầy, cô cũng là nội dung học thuật nhằm nâng cao trình độ của giảng viên góp phần không nhỏ vào quá trình nâng cao chất lượng học phần, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay./.
Toàn cảnh buổi Seminar tháng 4/2018
Tác giả bài viết: Ths. Vũ Văn Đông
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn