C.Mác nhà tư tưởng vĩ đại (1818- 1883) ( Nguồn: Tạp chí Cộng sản)
Các Mác sinh ngày 5-5-1818 tại Tơriơ thuộc thành phố Rê-na-ni nước Phổ (nay là CHLB Đức). Ông mất ngày 14-3-1883 tại Anh Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình luật sư gốc Do Thái. Với ý chí và trái tim nóng bỏng vào niềm tin mãnh liệt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, Ông đã giành cả cuộc đời để đấu tranh không nhân nhượng với kẻ thù, không lùi bước trước khó khăn, tích cực nghiên cứu đưa ra hệ thống lý luận để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Với sự nỗ lực của mình, Ông đã có những cống hiến to lớn và giá trị đối với lịch sử nhân loại:
Có thể nói, những cống hiến vĩ đại của C.Mác được thể hiện trên nhiều phương diện, ở cả lý luận và thực tiễn. Theo đánh giá của Ph.Ăng-ghen, Mác có ba phát minh vĩ đại đó là: Phát minh về tiến trình lịch sử của nhân loại, kinh tế học với học thuyết giá trị thặng dư và xây dựng học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Nếu như trước đó chưa ai phát hiện ra quy luật vận động khách quan của lịch sử, thì C.Mác đã có phát minh về tiến trình lịch sử nhân loại, được diễn ra theo 5 hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
C.Mác đã kế thừa những phương pháp luận khoa học, hạt nhân hợp lý của triết học cổ điển trước đây để phân tích, nhìn nhận lịch sử loài người. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mác là một thế giới quan khoa học, cách nhìn nhận đầy đủ, toàn diện nhất, nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong các quan niệm trước đó về lịch sử nhân loại. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội khi phát triển đều có sự kế thừa, bổ sung, hoàn thiện, và gắn liền với quá trình ấy, phải tiến hành một cuộc cách mạng xã hội, để thực hiện cuộc chuyển biến căn bản từ xã hội cũ sang xã hội mới.
Phát minh thứ hai của C.Mác, đó là từ việc phân tích bản chất kinh tế của chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là bản chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và quy luật vận động trong xã hội tư bản,… C.Mác đã phát hiện ra học thuyết về giá trị thặng dư. Sau này, đến thời đại đế quốc, lý thuyết về giá trị thặng dư tiếp tục được phát triển và đến nay, lý thuyết này vẫn còn nguyên giá trị khi CNTB vẫn luôn tìm đến lý luận của Ông trong các cuộc khủng hoảng kinh tế để thấy điểm bất hợp lý trong quá trình phát triển để có những điều chỉnh để vượt qua khủng hoảng của mình.
Phát minh vĩ đại thứ ba của C. Mác là Ông đã xây dựng học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. C.Mác đã chỉ ra, lực lượng xã hội có thể tiêu diệt chế độ tư bản và sáng tạo xã hội mớiđó chính là giai cấp vô sản. C.Mác cho rằng, giai cấp vô sản, phải tự mình vùng lên đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa. Đảng Cộng sản, chính đảng của giai cấp công nhân, có lý luận tiền phong soi đường, là lực lượng lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm cách mạng để phá bỏ chế độ áp bức, bóc lột cũ, xây dựng chế độ mới - chế độ cộng sản chủ nghĩa.
Tư tưởng của C. Mác với mục tiêu côt lõi nhất, cao cả nhất là giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng con người, giải phóng nhân loại thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của CNTB, xây dựng xã hội mới tiến bộ, tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Cho đến nay, chưa có học thuyết nào chỉ rõ con đường giải phóng giai cấp, giải phóng con người như chủ nghĩa Mác. Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C. Mác cũng đã đưa ra những dự báo rất quan trọng về sự phát triển của khoa học công nghệ trong tương lai mà hiện nay, nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.
Cùng với đó ngay từ lúc mới hình thành hệ tư tưởng của mình trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C. Mác đã chỉ ra: Với sự phát triển của sản xuất, tìm kiếm thị trường, thì sự phát triển của thị trường sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, từ đó sẽ phá vỡ rào cản biên giới các quốc gia, trở thành thị trường thế giới. Dự báo đó báo hiệu ranh giới giữa các quốc gia, dân tộc sẽ bị phá vỡ khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển thị trường thế giới đã chứng minh những dự báo của C.Mác là hoàn toàn đúng đắn.
Lịch sử 202 năm qua đã chứng minh những học thuyết của C. Mác là vô cùng có giá trị, nó không giáo điều, mà là kim chỉ nam cho hành động của phong trào vô sản và người lao động trên khắp thế giới. Cùng với tư tưởng của Mác, F.Ăngghen (1820 – 1895) và sau này V.I.Lênin (1870 – 1924) đã phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và đưa lý luận vào thực tiễn cách mạng vô sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản đã thống nhất chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Lênin thành chủ nghĩa Mác- Lênin đỉnh cao của trí tuệ loài người.
Tại Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX sống trong ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Nhiều phong trào yêu nước đã nổ ra với những khuynh hướng chính trị khác nhau, nhưng đều thất bại. Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối con đường cứu nước. Bằng trí tuệ thiên tài, uyên bác và tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước với tên gọi Văn Ba. Người đã tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 từ đó Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong giai đoạn hiện nay, thế giới đã và đang trải qua nhiều biến động chủ nghĩa tư bản có nhiều sự điều chỉnh, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy và các phong trào ly khai nổ ra nhiều nơi trên thể giới,.... Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách xét lại, bôi nhọ, xuyên tạc hòng xóa bỏ những giá trị và vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin. Tuy nhiên, với bản chất cách mạng , khoa học và tính đúng đắn của mình, chủ nghĩa Mác- Lênin luôn được khẳng định, bổ sung phát triển để tiếp tục thôi thúc giai cấp vô sản, các dân tộc trên thế giới đứng lên chống áp bức, bất công, chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và tính tất yếu dẫn tới chủ nghĩa cộng sản mà Mác chỉ ra là nguồn động lực thúc đẩy giai cấp công nhân, nhân dân Việt Nam kiên định và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.