***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Tết cổ truyền – Nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam

Chủ nhật - 19/01/2020 22:11
Mỗi một dân tộc có những hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống khác nhau. Đối với quốc gia dân tộc Việt Nam có rất nhiều hình thức sinh hoạt “Tết” như: Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, nhưng tết Nguyên đán Tết Nguyên đán được coi là Tết Cả, nơi hội tụ không khí tưng bừng, nhộn nhịp nhất trong không gian văn hóa của toàn dân tộc, góp phần hình thành nên vóc dáng văn hóa truyền thống mang bản sắc của người Việt nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.
          1. Nguồn gốc tết cổ truyền Việt Nam
          Truyền thuyết và lịch sử cho thấy, họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm 2879 trước công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này đã kết hôn cùng bà Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó người Việt ta đã ăn tết, bắt đầu có bánh chưng, bánh dày nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của Hùng Vương 6. Như vậy, nước ta sớm hình thành nền văn hóa truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng của người Việt. Nền văn hóa với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, những sản vật được làm từ lúa gạo, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo. Nên gạo nếp được chọn làm các thứ bánh dâng lên cúng lễ tổ tiên trong ngày đầu năm. Theo lịch sử Trung Quốc viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang - quan nư­ớc Tàu sang n­ước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng khi Trung Quốc sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hóa nền nếp và đặc sắc.
          Như­ vậy, có thể nói Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trư­ớc thế kỷ thứ nhất, không phải do ngư­ời Hoa khai hoá hay đồng hoá. Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùng lục địa, lại nằm kề nhau nên không thể không mang những ảnh hư­ởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nư­ớc ta nhiều năm liền những ảnh h­ưởng đó càng lớn hơn. Song về cơ bản bánh chư­ng, bánh dày là đặc tr­ưng của dân tộc Việt. Tết Nguyên Đán được khởi đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết), kéo dài đến mồng 7 Tết, trong đó 3 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên thuộc về năm mới được coi là Nguyên đán. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay dân tộc Việt vẫn giữ gìn và phát huy qua thực tiễn sinh hoạt văn hóa, để rồi tết nguyên đán trở thành lễ tiết được diễn ra hàng năm vào dịp đầu xuân của năm, và trở thành văn hóa lễ tết cổ truyền của dân tộc ta cho từ xưa đến nay.
toan canh1
Những giá trị tốt đẹp của Tết nguyên đán vẫn còn được lưu giữ
          2. Ý nghĩa tết cổ truyền đối với dân tộc Việt.    
          Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
          Tết Nguyên đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng, trang trọng là tiễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe con người tốt hơn, sinh kế khá hơn, hạnh phúc cá nhân – gia đình bền vững hơn và khởi đầu từ ý thức hệ nông nghiệp, sau dần tỏa rộng trong đời sống con người toàn xã hội, song vẫn mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp.
          Người Việt cho rằng, Tết Nguyên đán là cơ hội để thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" một cách sâu sắc, cụ thể nhất. Giá trị hướng về cội nguồn là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm của người Việt với Tết Nguyên đán. Giá trị này đã trở thành nếp sống truyền thống tốt đẹp, bền vững. Đó là ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên đán.
          Và điều không thể không nhắc đến mỗi khi Tết đến, xuân về, mà bất cứ ai cũng đều nhớ câu thành ngữ “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Sau khi Tết bên nội, bên ngoại, mỗi người thường dành riêng đi lễ Tết thầy giáo với tinh thần tôn sư trọng đạo, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy - để tỏ lòng tri ân người có công khai tâm cho con người bằng tri thức. Hay tục xin chữ hay khai bút đầu xuân cũng là một nét đẹp mà người Việt thường duy trì để nhắc nhở người ta luôn trọng chữ, hiếu học.
          3. Trường Đại học Sao Đỏ giữ gìn, kế thừa và phát triển tết truyền thống dân tộc.
          Kế thừa nét văn hóa truyền thống dân tộc, Công đoàn trường Đại học Sao Đỏ được sự chỉ đạo của Đảng ủy, tổ chức hoạt động  “Tết sum vầy” cho gia đình cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong toàn trường để tổng kết một năm thắng lợi trên nhiều mặt công tác, đồng thời tạo sự vui tươi, đoàn kết trong Nhà trường. Ngày tết được diễn ra với nhiều nội dung phong phú như cuộc thi gói bánh chưng  giữa các tổ công đoàn, đây là một nét đẹp truyền thống, một sản vật không thể thiều trong ngày tết, đồng thời thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam của thế hệ trẻ đối với cha ông
toan canh2
Cuộc thi gói bánh chưng của các tổ công đoàn
          Bên cạnh đó còn tổ chức những hoạt động vui chơi như chơi kéo co;: Bánh xe khổng lồ, ném còn, đập niêu, sắc màu năm mới, đưa nước về nguồn, gia đình đoàn kết… Các trò chơi đã thu hút được đông đảo cán bộ, giảng viên và con em cán bộ giảng viên tham gia tạo nên một không khí vui tươi, phấn khởi, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các khoa trong nhà trường; Buổi tối là bữa cơm giao lưu gặp mặt dâu rể cán bộ viên chức trong không khí thân mật, đầm ấm mọi người cùng nhau ăn bữa cơm “gia đình” vui vẻ trong những tiếng cười rộn vang và những cái bắt tay thật chặt; Cùng nhau giao lưu văn nghệ với những khúc nhạc xuận rộn rã.
Tổ chức các trò chơi cho các gia đình cán bộ giảng viên
          Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, Tết cổ truyền hiện nay cũng đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn những giá trị tốt đẹp bất biến giữa vạn biến mà chúng ta có thể và cần nhận ra. Dù cuộc sống thường biết bao bộn bề vất vả, không vì thế mà mỗi chúng ta không quan tâm đến các lễ nghi vào ngày tết. Ngày tết đang đến rất gần mỗi chúng ta cần có kế hoạch cụ thể để đón tết sum vầy vui vẻ, đầm ấm cùng gia đình – cùng nhau giữ gìn, kết thừa nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tác giả bài viết: NCS: Nguyễn Thị Hải Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay3,381
  • Tháng hiện tại98,822
  • Tổng lượt truy cập8,467,102
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây