***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Phát huy dân chủ trong chính trị và trong đời sống nhân dân hiện nay

Thứ ba - 10/12/2019 10:33
Dân chủ là thước đo sự tiến bộ xã hội. Muốn có công bằng phải có dân chủ. Xã hội văn minh phải trên nền tảng dân chủ. Dân chủ phải được thực thi ở mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, ở mọi tổ chức trong hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và từng khu dân cư. Nhận thức được tầm quan trọng của phát huy dân chủ nên những năm qua, Các chi bộ, các phòng khoa trường Đại học Sao Đỏ thường xuyên quán triệt, thực hiện phát huy dân chủ trong các đợt sinh hoạt.

          1. Tầm quan trọng việc phát huy dân chủ trong Nhân Dân
          Dân chủ là thước đo sự tiến bộ xã hội. Muốn có công bằng phải có dân chủ. Xã hội văn minh phải trên nền tảng dân chủ. Dân chủ phải được thực thi ở mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, ở mọi tổ chức trong hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và từng khu dân cư. Không ai có quyền cấm đoán, bóp nghẹt, hạn chế dân chủ. Không dân chủ, không đủ thông tin để quyết định chủ trương, chính sách, giải pháp, biện pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ. Không dân chủ không khơi dậy được tinh thần yêu nước, sức sáng tạo và sự quật khởi của nhân dân vào sự nghiệp chung. Không dân chủ không đấu tranh nổi với cái xấu, cái ác. Không dân chủ không đánh giá đúng con người, không phát hiện, lựa chọn và thu hút được nhân tài vào các vị trí quan trọng. Không dân chủ không thanh lọc, sàng lọc được cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức. Không dân chủ không đo lường được dư luận và tâm trạng xã hội… Công khai, minh bạch, chính xác là yêu cầu đối với nền hành chính công phát triển. Thực hiện tốt dân chủ sẽ góp phần quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Dân chủ là cứu cánh để chúng ta phát huy sức mạnh và tiềm năng của toàn dân tộc
2. Dân chủ trong chính trị và trong đời sống nhân dân
a. Dân chủ trong  chính trị
          Dân chủ là sản phẩm của chính trị, là mơ ước ngàn đời của quần chúng trong xã hội. Dân chủ là khát vọng tinh thần đòi giải phóng của con người để đạt tới tự do và là động lực của mọi cuộc cách mạng. Dân chủ là bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, là điều kiện phát triển, hoàn thiện nhân cách con người.
          Dân chủ về chính trị trước hết là dân chủ trong nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng. Để thực hiện dân chủ về chính trị, Đảng không làm thay chính quyền, mà chỉ lãnh đạo chính quyền thông qua chủ trương, đường lối được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng. Còn Nhà nước thực hiện tốt chức năng giai cấp và chức năng xã hội của mình thông qua việc quản lý, điều hành các hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng. Dân chủ về chính trị trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không mâu thuẫn với tính pháp quyền của Nhà nước. Mọi cá nhân và tổ chức chính trị xã hội đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền và nghĩa vụ trước xã hội. Trong xã hội, luật pháp càng được tôn trọng, thì quyền dân chủ càng được đảm bảo. Dân chủ và pháp quyền là hai mặt tạo nên sự thống nhất về bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân được đảm bảo về mặt luật pháp, quyền lực của nhân dân thông qua tổ chức chính quyền được thực hiện. Dân chủ về chính trị không có nghĩa là mọi công dân hay tổ chức được tự do muốn làm gì cũng. Trong thời gian vừa qua, không ít thế lực thù địch ở trong và ngoài nước mượn cớ “dân chủ” để công kích đường lối chủ trương của Đảng. Họ cho rằng, ở Việt Nam không có dân chủ, không có nhân quyền, rằng nhân quyền cao hơn chủ quyền... Từ đó họ kích động, lôi kéo các phần tử xấu chống lại cách mạng do Đảng lãnh đạo.

cutri

Cử tri trương Đại học Sao Đỏ tham gia bầu cử Quốc hội năm 2015

b. Dân chủ trong đời sống nhân dân
          Dân chủ trong đời sống được biểu hiện trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng như: Tự do tư tưởng, ngôn luận. Mọi công dân đều có quyền thảo luận, góp ý vào những quyết sách của Đảng và Nhà nước. Tranh luận, phản biện xã hội, dư luận xã hội được tôn trọng. Tự do, sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động biểu diễn nghệ thuật đáp ứng nhu cầu chính đáng của cá nhân và các tổ chức xã hội. Trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, thực hiện dân chủ và phát huy tính dân chủ gắn liền với các hoạt động có tính cảm hứng và sáng tạo của các chủ thể. Hiện nay, phương tiện thông tin nhiều, mạng internet tạo ra cơ hội truyền thông rộng rãi; đó là cơ hội tốt cho mọi người được tiếp nhận thông tin, bày tỏ quan điểm tư tưởng của mình. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, bên cạnh thuận lợi trong truyền thông, cũng có không ít những thách thức đặt ra. Các thế lực xấu tung tin thất thiệt gây hoang mang nhằm chia rẽ, tạo ra sự bất ổn trong xã hội. Do vậy, các cá nhân cần chú ý khi phát tin, nhận tin, xử lý thông tin. Và đặc biệt phải tuân theo các bộ luật của Nhà nước về bảo mật, xuất bản, biểu diễn nghệ thuật, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
3. Khoa Giáo dục chính trị và thể chất phát huy dân chủ đối với cán bộ, giảng viên.
          
Nhận thức được tầm quan trọng của phát huy dân chủ nên những năm qua, Các chi bộ, phòng, khoa trường Đại học Sao Đỏ luôn thường xuyên quán triệt, thực hiện phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng,  sinh hoạt dơn vị định kỳ.

TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên - Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với sinh viên định kỳ 

          Trong sinh hoạt Đảng: Chi bộ khoa có 17 đảng viên, phần lớn là các đảng viên trẻ, Trong nhiều năm học, chi bộ đều đạt danh hiệu “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.Trong sinh hoạt chi bộ luôn thực hiện công khai, dân chủ. Nhằm phát huy trí tuệ của tập thể, phát huy tính dân chủ nhất là việc thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đảng viên đã tạo được không khí cởi mở, chân thành, 100% đảng viên đều được tham gia phát biểu ý kiến, đề xuất những kiến nghị, quan điểm của bản thân, bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình. Vì vậy, công việc của chi bộ được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.
          Ngoài ra, dân chủ được thể hiện trong tinh thần làm việc thường ngày của cán bộ quản lí khoa. Luôn lắng nghe ý kiến của từng giảng viên trong khoa, trong các buổi sinh hoạt khoa, từng giảng viên đều được bày tỏ quan điểm và đóng góp ý kiến của mình. Mọi công việc trong khoa đều được thông báo công khai trong cuộc họp và lấy ý kiến của mọi người. Ví dụ xét thu nhập tăng thêm hàng tháng, trước tiên trưởng khoa triệu tập cuộc họp cán bộ quản lí lấy ý kiến từ cán bộ quản lí để làm cơ sở mức độ hoàn thành công việc của từng giảng viên để đánh giá xếp loại, sau đó thông báo đến giảng viên để lấy ý kiến.
          Việc bình xét các danh hiệu thi đua trong năm học cũng được diễn ra trong cuộc họp khoa cuối năm đều thực hiện theo đúng nguyên tắc, đúng quy trình, quy định, đều lấy ý kiến của các giảng viên thông qua bỏ phiếu đảm bảo sự công bằng cho mọi người.
          Trong bối cảnh phát triển đất nước nói chung và công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói riêng thì việc phát huy và thực hành dân chủ  là điều kiện quan trọng để huy động được đông đảo nguồn lực sáng tạo trong nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội để thúc đẩy tiến trình cải cách, phát triển và hội nhập đất nước.

Tác giả bài viết: NCS. Nguyễn Thị Hải Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay326
  • Tháng hiện tại99,571
  • Tổng lượt truy cập8,467,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây