***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giảng dạy kỹ năng mềm

Thứ sáu - 21/09/2018 15:36
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Trong những năm gần đây, tác động của nền kinh tế thị trường làm thay đổi lối sống, nếp sống của các tầng lớp trong xã hội, thực trạng văn hóa học đường trong sinh viên trở thành vấn đề nóng bỏng được xã hội quan tâm. Đối với sinh viên trường Đại học Sao Đỏ, bên cạnh những mặt tích cực về văn hóa sinh viên đã làm được vẫn còn có những hạn chế trong quá trình xây dựng và thực hiện văn hóa học đường. Nhằm phát huy những yếu tố tích cực và khắc phục những hạn chế đó, 14h ngày 20.9.2018, bộ môn Giáo dục chính trị tổ chức seminar với chủ đề “Giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giảng dạy học phần kỹ năng mềm”, tại Phòng hội thảo Khoa Ô tôđể dưa ra những giải pháp áp dụng vào giảng dạy trong học phần kỹ năng mềm.
          Tham dự có TS. Phạm Thị Hồng Hoa- Trưởng khoa và đông đủ các thầy/cô trong bộ môn Giáo dục chính trị, dưới sự chủ trì của Thầy Phạm Xuân Đức – Phó khoa, Trưởng bộ môn.
NCS. Phạm Xuân Đức – Phó Trưởng khoa GDCT&TC đọc đề dẫn khai mạc
          Cô Nguyễn thị Hải Hà và Trần Thị Ngọc Yến được phân công chuẩn bị, đã trình bày những nội dung cơ bản nhất về cơ sở lý luận như: Đưa ra khái niệm về văn hóa, văn hóa học đường; Mục tiêu và bản chất của văn hóa học đường với những nội dung cơ bản của văn hóa học đường. Đánh giá phân tích thực trạng của văn hóa học đường dưới tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay đã ảnh hưởng đến nét văn hóa trong trường học, chỉ rõ những hạn chế của văn hóa học đường trong sinh viên trường Đại học Sao Đỏ. Trên cơ sở đó, đã đưa ra những biện pháp lồng ghép giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ trong giảng dạy học phần kỹ năng mềm cho các khóa, các hệ, để xây dựng nét văn hóa học đường riêng của nhà trường.
43379a05 03f4 4250 9be5 c713369b7380
NCS. Nguyễn Thị Hải Hà trình bày nội dung tại  buổi Seminar tháng 09/2018
          Buổi seminar đã thực sự mang lại những bổ ích, thiết thực cho các giảng viên tham gia, bởi lẽ qua buổi seminar các giảng viên đã định hướng được những nội dung cơ bản cần phải lồng ghép vào giảng dạy cùng với học phần kỹ năng mềm.
          Kết thúc phần trình bày nội dung, các giảng viên  thảo luận về nội dung của chủ đề, tất cả các ý kiến đóng góp của giảng viên được ghi chép lại và bổ sung vào phần nội dung của chủ đề seminar. Sau phát biểu của các thầy, cô tham dự, đồng chí Trưởng khoa đóng góp ý kiến và chỉ đạo cần làm rõ hơn một số nội dung sau:
          - Cần phải làm rõ hơn nữa những ưu điểm và hạn chế cụ thể của văn hóa học đường trong sinh viên Đại học Sao Đỏ và nêu ra những giải pháp đối với giảng viên và sinh viên cùng thực hiện.
          - Làm rõ biểu hiện của văn hóa thông qua 3 hành vi: Đạo đức, pháp luật và văn hóa; Làm rõ những đặc trưng của văn hóa học đường; Nội dung của văn hóa cần đi vào 3 nội dung trọng tâm (Văn hóa cơ sở vật chất, Môi trường giáo dục, môi trường văn hóa ứng xử- giao tiếp)
          - Khi giảng dạy giảng viên cần phải giáo dục cho sinh viên về văn hóa giao tiếp ứng xử, thực hiện các hành vi văn hóa, trang phục, quan hệ xã hội.
          Sau một thời gian thảo luận rất tích cực và sôi nổi buổi Seminar đã thành công tốt đẹp, NCS. Phạm Xuân Đức đã kết luận về sự cần thiết việc nghiên cứu giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giảng dạy học phần kỹ năng mềm do Bộ môn quản lý trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và nhấn mạnh:
          Thứ nhất: Công tác chuẩn bị của các thầy cô được phân công cũng như các thầy, cô tham dự là rất chu đáo, đảm bảo được mục đích, yêu cầu và nội dung của chủ đề tháng 09 nêu ra.
          Thứ hai: Buổi Seminar đã làm rõ sự cần thiết của giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giảng dạy học phần kỹ năng mềm, đặc biệt là nhấn mạnh vào các nội dung văn hóa môi trường, văn hóa ững xử, văn hóa tổ chức và văn hóa học tập.
          Thứ ba: Buổi Seminar đã làm rõ những nội dung cần phải thực hiện trong thời gian tới khi Bộ môn triển khai thực hiện giảng dạy theo hướng nâng cao văn hóa cho siinh viên theo chủ trương xây dựng nét văn hóa đặc trưng cho sinh viên Đại học Sao Đỏ, tiến tới áp dụng ở các học phần khác do Bộ môn quản lý.
          Thứ tư: Trong buổi Seminar các thầy cô tham gia cũng đã có những quan điểm thống nhất việc đánh giá thực trạng văn hóa học đường của sinh viên hiện nay, đưa ra những giải pháp để giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trở thành một mục tiêu của học phần kỹ năng mềm bắt đầu từ kỳ học năm học 2018 - 2019.
          Thứ năm: Sau khi kết luận thống nhất một số nội dung, NCS. Phạm Xuân Đức – Phó Trưởng khoa, Trưởng Bộ môn cũng đã nêu ra một số lưu ý cho các thày cô giảng dạy học phần kỹ năng mềm cần lập kế hoạch, lựa chọn nội dung và tiến hành thực nghiệm để Bộ môn có đánh giá và nhân rộng khi có kết quả tích cực khi áp dụng giảng dạy.
F8B23243 BB3E 485F BCA5 739D4D5102F9
Toàn cảnh buổi Seminar tháng 09/2018
          Buổi Seminar tháng 9 cũng là buổi sinh hoạt chuyên sâu đầu tiên của năm học 2018 – 2019. Vì vậy, đây cũng là đợt sinh hoạt học thuật không thể thiếu để các thầy cô trong Bộ môn Giáo dục chính trị trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn chuẩn bị cho một năm học mới. Qua buổi Seminar cũng đã giúp giảng viên nắm được những nhiệm vụ cần phải đạt được trong năm học mới và tìm tòi thêm những phương pháp mới đưa vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng các học phần, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên hiện nay./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hải Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay10,180
  • Tháng hiện tại130,335
  • Tổng lượt truy cập5,934,019
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây