***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới

Thứ tư - 29/08/2018 14:34
Cán bộ và công tác cán bộ luôn là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của cách mạng. Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ được Đảng quan tâm. Đảng ta đã có nhiều quyết sách đúng về cán bộ và công tác cán bộ; kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng.
          Sau 20 năm thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đội ngũ cán bộ các cấp ở Việt Nam đã có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên; cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn; nguồn cán bộ quy hoạch khá dồi dào, cơ bản đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các độ tuổi, các thế hệ.
img6594 15180171829331701392897
 Hội nghị dự thảo đề án xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp tháng 2/2018 (Nguồn: Báo Lao động)
          Phần lớn đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, lối sống giản dị, “chí công vô tư”, hoàn thành nhiệm vụ được giao; nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế,... Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đến nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ của ta đông, nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đạt mục tiêu đề ra. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị giỏi, trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ tài năng, chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực,...
          Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng, tiêu cực, gây lãng phí, lợi ích nhóm, một số bị kỷ luật Đảng, bị xử lý theo pháp luật,...
          Thực trạng này do nhiều nguyên nhân: Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên về công tác cán bộ chưa thật đúng đắn, sâu sắc, toàn diện, chưa có cơ chế sát thực để đánh giá đúng cán bộ, chưa phát huy hiệu quả vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; thiếu cơ chế phù hợp để cán bộ, Đảng viên gắn bó máu thịt, mật thiết với nhân dân; chưa phát huy có hiệu quả vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông,...
          Để giải quyết thực trạng này, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần chú trọng một số giải pháp sau:
          Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ. Quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Đảng về công tác tổ chức, cán bộ.
          Đổi mới tư duy, cách làm; khắc phục có kết quả những yếu kém trong từng khâu của các mặt công tác này.
          Tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về tổ chức và con người làm công tác tổ chức, cán bộ,...
          Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đối với sự phát triển của Nhà trường, những năm gần đây, Trường Đại học Sao Đỏ luôn quan tâm tới công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được xác định là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Nhà trường. Hiện nhà trường có 56 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, hàng năm có từ 5 - 8 giảng viên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ở nhiều chuyên ngành khác nhau, nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ lên trên 12%, bổ sung thêm vào đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao của nhà trường và cũng là nguồn cổ vũ lớn đối với cán bộ, giảng viên đã và đang trên con đường học tập nâng cao trình độ.
IMG 0460
NCS. Phạm Thị Hồng Hoa - giảng viên Nhà trường trong buổi bảo vệ luận án tiến sỹ tại Học viện Khoa học xã hội
   
          Với kiến thức đã tiếp thu được, các tiến sĩ đang tích cực cống hiến trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên Nhà trường cũng được nâng cao về trình độ ngoại ngữ, tin học, tích cực trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, cập nhật tiếp thu những công nghệ mới, nâng cao kiến thức chuyên môn, bảo đảm kỹ năng nghề nghiệp đạt chuẩn cho sinh viên.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay410
  • Tháng hiện tại99,655
  • Tổng lượt truy cập8,467,935
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây