***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Người Việt hướng về nguồn cội trong dịp giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (10/3 âm lịch)

Thứ hai - 19/04/2021 16:27
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn mà người dân Việt Nam hướng về cội nguồn để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước. Lễ được tổ chức hằng nằm vào ngày 10/3 âm lịch tại Đền Hùng – Việt Trí – Phú Thọ. Đến ngày này người dân khắp nơi trên mọi miền đất nước và cả những Kiều bào ta nước ngoài đều hướng về đất tổ để hướng về cội nguồn của dân tộc.
 Khuôn viên Đền Hùng tại Việt Trì – Phú Thọ (Nguồn Báo mới.vn)
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
          Trải dài suốt quá trình dựng nước và giữ nước cho tới thời đại Hồ Chí Minh trong mọi hoàn cảnh Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công lao của các vua Hùng. Đền Hùng đã nhiều lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã về thăm. Để giữ gìn, và hun đúc truyền thống hướng về cội nguồn tốt đẹp của của dân tộc, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để toàn dân tộc tổ chức lễ Giỗ tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn của dân tộc.
          Kế tục truyền thống đó ngày 02/4/2007, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn “QUỐC LỄ” của dân tộc mang bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
          Cùng với những ghi nhận của Đảng và Nhà nước ta, ngày 6/12/2012, UNESCO cũng đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể cần được gìn giữ, đây là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
          Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội của toàn dân Việt Nam, ngày này người dân Việt Nam dù đang sống, làm việc ở mọi miền của tổ quốc, ở trong nước hay nước ngoài vẫn hòa chung một nhịp đập hướng về đất tổ. CÙng với đó những ngày này, người dân cả nước còn có dịp tham gia vào các hoạt động văn hóa, lễ hội để thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng, các vị anh hùng có công với dân tộc, với làng, với nước.
          Hướng về cội nguồn nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn là dịp để giáo dục lòng yêu nước, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đây cũng là dịp để dân tộc ta quảng bá hình ảnh của Việt Nam tới các dân tộc trên toàn thế giới về Di sản văn hóa phi vật thể vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
          Qua hoạt động của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cũng đã thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện tâm thức và triết lý của dân tộc ta: “con người có tổ có tông” đây là tín ngưỡng có từ xa xưa và đã tạo nên bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương luôn chiếm giữ một vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần dân tộc.
download (41)
Lễ hội Đền Hùng (Nguồn Báo mới.vn)
          Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương chúng ta cần thây được những giá trị văn hóa và ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ đó có chính sách bảo vệ, phát huy vai trò của các giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống xã hội. Từ đó góp phần tuyên tuyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của mọi người dân về các giá trị văn hóa đặc sắc và ý nghĩa của văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ để các cộng đồng thực hiện vai trò chủ thể của các hoạt động sáng tạo, duy trì và chuyển giao cho các thế hệ sau giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
          Có thể khẳng định ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta cần phải gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Qua đó mỗi người Việt Nam không ngừng phấn đấu, học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
 

Tác giả bài viết: Vũ Văn Đông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay1,989
  • Tháng hiện tại226,103
  • Tổng lượt truy cập6,206,387
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây