Những ngày đầu chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam các tổ chức như Công hội đỏ, Nông hội đỏ thu hút rất nhiều rất nhiều tầng lớp tham gia và là những người tiên phong trong tổ chức Hội phụ nữ cứu quốc và có nhiều chị em tiêu biểu như Nguyễn Thị Minh Khai, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế,…
Thực ra, ngay từ năm 1927, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã đứng ra họp mặt các chị em có cùng chí hướng cứu nước thành nhóm phụ nữ. Tuy nhiên, nhóm này hoạt động sơ khai, chưa có chính cương và điều lệ. Tuy vậy, đến năm 1930, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh lên cao phong trào của giới nữ mấy thể hiện mạnh mẽ vai trò của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng Công Sản Việt Nam. Lúc này có tới gần 13 ngàn phụ nữ tham gia cùng nhân dân đấu tranh, thành lập chính quyền. Cũng trong năm đó, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hàng ngàn phụ nữ ở Mỹ Tho.
Vào ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hàng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam”.
Từ đó đến nay cứ đến ngày 20/10 các giới các ngành lại tưng bừng kỷ niệm và tôn vinh những tấm gương và khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam. Ngày 20/10 cũng là ngày mà phụ nữ tổ chức nhiều hoạt động của mình nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Đây cũng ngày mở ra thời đại khẳng định quyền bình đẳng, quyền học tập, quyền sống và lao động của mình, khẳng định quyền tham gia mọi hoạt động của gia đình, xã hội và của dân tộc. Ngày nay người phụ nữ Việt Nam không chỉ được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, mà còn nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.
Đã qua 87 mùa xuân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam hiện đại luôn có lòng yêu nước nồng nàn, có tri thức, có sức khoẻ, luôn năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích của gia đình, cộng đồng và xã hội. Trải qua 87 năm phát triển và trưởng thành, chị em phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước và góp công sức không nhỏ vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày 20/10 hàng năm là ngày chúng ta thể hiện lòng kính trọng với các bà, các mẹ, các chị và các em. Phát huy truyền thống của ngày 20/10, ban nữ công trường Đại học Sao Đỏ nói chung và khoa GDCT&TC nói riêng luôn tích cực phấn đấu thi đua đạt thành tích cao xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ đã trao tặng cho người phụ nữ là: “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”.
Đã thành truyền thống và nếp sinh hoạt văn hóa, sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, sự động viên của nam giới với giới nữ, hướng tới chào mừng ngày 20/10/2017, Công đoàn nhà trường kết hợp Ban nữ công đã tổ chức giải bóng chuyền hơi cho chị em và tổ chức mít tinh chào mừng cũng như tặng quà động viên cho các chị em có thành tích cao trong năm học 2016 - 2017, đây cũng chính là dịp để các thầy tôn vinh, tự hào về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Lễ mít tinh và giải bong chuyền chào mừng ngày 20/10/2017 đã diễn ra trong một không khí rất vui vẻ, đầm ấm dưới sự khích lệ, động viên rất nhiệt tình của thầy và trò nhà trường.
Với tinh thần 20/10, Ban nữ công khoa GDCT&TC nói riêng và trườn Đại học Sao Đỏ nói chung sẽ luôn quyết tâm thực hiện xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu,luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, từng bước đưa nhà trường gặt hái những những thành công mới góp phần đấu tranh vì quyền bình đẳng giới, xây dựng nười phụ nữ Việt Nam ngày càng hiện đại./.