Ngày 1 tháng 12 là ngày lễ quốc tế được cử hành vào, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS. Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS được 2 viên chức thông tin đại chúng là James W. Bunn và Thomas Netter đề xuất ý tưởng vào tháng 8 năm 1987.
Bunn – nguyên là một nhà báo của đài truyền hình KPIX ở San Francisco, Hoa Kỳ - đã tiến cử ngày 1 tháng 12 vì tin rằng ngày này sẽ được các phương tiện truyền thông phương Tây theo dõi loan tin tối đa. Năm 1988 là năm bầu cử ở Hoa Kỳ, Bunn cho rằng các phương tiện truyền thông sẽ chán loan tin bầu cử ở Hoa Kỳ, Bunn cho rằng các phương tiện truyền thông sẽ chán loan tin hậu bầu cử (sau đầu tháng 11) và hăm hở tìm chuyện mới để loan tin. Bunn và Netter xác định là ngày 1 tháng 12 đủ xa sau sự kiện bầu cử và đủ sớm trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, trên thực tế, là một điểm chết trong lịch tin tức và do đó là thời gian thích hợp nhất cho việc loan tin “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS”. Do đó, ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS, đầu tiên đã diễn ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1988.
Thực tế cho thấy HIV/AIDS là căn bệnh có tốc độ lây lan và có tác ại rất lớn tới nhiều khu vực trên khắp thế giới. Theo số liệu thống kê của UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS), hiện trên thế giới có khoảng 35 triệu người sống chung với virus HIV. Riêng năm 2016, có tới 2,5 triệu ca nhiễm HIV mới, trong đó có 240.000 trẻ em và 1,5 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS. Đối với các nước châu Phi, AIDS cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-19. Thực tế cho thấy các bệnh xã hội nói chung và AIDS nói riêng đã trở thành một trong các dịch bệnh phá hoại lớn nhất trong lịch sử. Cho đến nay chúng ta vẫn đang tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra loại vắc xin, thuốc đặc hiệu để tiêu diệt HIV. Mặc dù gần đây, việc điều trị và phòng chống HIV đã được cải thiện ở nhiều vùng trên thế giới, nhưng tỉ lệ người mắc HIV và số lượng người chết vì AIDS vẫn là rất lớn. Vì vậy, biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.
Ma túy là một con đường lây nhiễm HIV/AIDS (Ảnh minh họa)
Ở Việt Nam mỗi năm phát hiện trên 12.000 người mới nhiễm HIV, đứng thứ 5 trong số các quốc gia có nhiều người nhiễm HIV ở khu vực châu Á – Thái Bình dương. Số người nhiễm HIV hiện còn sống và có nhu cầu điều trị , chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam ngày một lớn. Vì vậy những hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS nhằm kêu gọi người dân không phân biệt đối xử với người bị HIV, bởi điều này sẽ làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được học hành, quyền được lao động và nhu cầu hạnh phúc.
Trong những năm qua, Trường Đại học Sao Đỏ đã cùng với các ngành các cấp rất tích cực tham gia giáo dục, tuyên truyền tới sinh viên trong toàn trường việc phòng chống HIV/AIDS bằng rất nhiều hình thức: qua các bài giảng học phần pháp luật, băng zôn, khẩu hiệu, hình ảnh tuyên truyền đến các em sinh viên nhằm đẩy lùi các nạn dịch HIV/AIDS. Song muốn làm tốt công tác này trước hết cần có sự đóng góp của các tổ chức đoàn thể - xã hội và mỗi cá nhân để mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội được trang bị kiến thức cơ bản về phòng chống HIV/AIDS, tăng cường sự tham gia tự nguyện của mỗi cá nhân trong việc ngăn chặn đại dịch.
Tác giả bài viết: Th.s. ĐỗThịThùy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn