***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Môi trường với sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Thứ sáu - 04/06/2021 18:49
Môi trường và phát triển bền vững là hai vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phát triển bền vững là tạo nguồn lực để bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường chính là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

          Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: (1) phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế); (2) phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm); (3) bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng, chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Trong đó, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Như vậy, bảo vệ môi trường là một trong ba yếu tố cấu thành của phát triển bền vững. 

Phát triển bền vững là phát triển kinh tế bảo đảm sự phát triển của xã hội và trường

          Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta và trên toàn thế giới đang ở mức báo động và trở thành vấn đề nhức nhối. Môi trường trên thế giới ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, dân số thế giới ngày càng đông và tăng lên, kéo theo nhu cầu các hoạt động cao nhưng ý thức lại không được cải thiện gây nên tác động xấu cho môi trường.
          Ở nước ta hiện nay nhiều nơi môi trường sống của con người đang bị đe dọa, môi trường đất, môi trường nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề, môi trường ô nhiễm có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:
          Thứ nhất, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cơ sở và một bộ phận người dân về môi trường và bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chưa cao. Công tác quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Một số nơi vẫn để xảy ra tình trạng chặt phá rừng; khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng thiếu bền vững, thậm trí còn vi các quy định của phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, khoáng sản.
          Thức hai, việc quản lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt, nguy hại; rác thải, chất thải sản xuất nông nghiệp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ mới chủ yếu tập trung ở khu vự đô thị, chưa có hoặc rất ít hoạt động dịch vụ, vận chuyển, xử lý rác thải tại khu vực nông thôn. Môi trường sống của một bộ phận nhân dân vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa còn bị ô nhiễm. Các dự án điều tra cơ bản về môi trường, cơ sở dữ liệu môi trưởng phục vụ công tác quản lý, định hướng phát triển còn hạn chế; cơ sở, vật chất, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc kiểm soát hoạt động sản xuất, sả thải của doanh nghiệp có nơi còn hạn chế...Trong nước có rất nhiều các khu công nghiệp được xây dựng để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các khu công nghiệp lại chưa được đầu tư đúng cách, hậu quả làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng hơn do các hoạt động xả thải của chúng.
          Thứ ba, ô nhiễm khói bụi tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, tình trạng ô nhiễm khói bụi tập trung ở các thành phố lớn, tập chung các khu công nghiệp, xe cô đi lại nhiều. Nhiều nghiên cứu cho thấy mưa axít thường xuyên xảy ra, trong khói bụi có axít khi con người hít phải gây ra khó thở ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân…
          Từ nguyên trên cho thấy việc bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới.
          Đối với Việt Nam, tuy còn có nhiều khó khăn về kinh tế, song Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tích cực về công tác bảo vệ môi trường như: Xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng hoàn thiện; xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương; tăng cường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý về môi truờng; đầu tư nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội có ý nghĩa về bảo vệ môi trường, đồng thời Chính phủ đã ban hành Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường.
          Mặc dù ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn. Tuy nhiên, để thực hiện động thời phát triển bền vững đi đôi với việc bảo vệ môi trường đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái, phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn.
          Như vậy bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, thực hiện tốt hai nhiệm vụ đó góp phần vào sự nghiệp phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Phấn đấu phát triển kinh tế, xã hội đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tác giả bài viết: Ths. Nguyễn Mạnh Tưởng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay486
  • Tháng hiện tại50,331
  • Tổng lượt truy cập8,574,674
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây