Từ đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến, chứng kiến nền độc lập của dân tộc bị xâm hại, nhân dân Việt Nam chịu nhiều cực khổ, lầm than, bị chà đạp, áp bức, bị bóc lột tàn bạo, các phong trào của các sĩ phu yêu nước nổ ra nhưng đều thất bại...Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc đã quyết tâm ra đi để tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. Ngày 5/6/1911 đã trở thành một dấu mốc đặc biệt quan trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Thực hiện quyết định số 28/QĐ-ĐHSĐ, ngày 18/02/2019 Hội đồng chấm nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trường Đại học Sao Đỏ đã tổ chức chấm nghiệm thu 02 đề tài NCKH cấp cơ sở do khoa Giáo dục chính trị và thể chất thực hiện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới, nhà lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc và lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống lại thực dân, đế quốc giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Với những công lao to lớn ấy cùng với nhân cách vĩ đại, Bác luôn sống mãi trong trái tim người Việt Nam. Người mà như nhạc sĩ Lê Đăng Khoa xúc động viết: “Đi khắp năm châu hiếm có ai như Bác. Cuộc đời giản dị, tình người bao la. Như có Bác bên ta cùng lội đồng, thăm những công trình nhà máy vút cao. Như có Bác bên ta trên giảng đường học tập. Chắp cánh cho ta bay xa, bay xa…”.
Điện Biên Phủ là chiến thắng có ý nghĩa quyết định trong cuộc kháng chiến chống Pháp suốt 9 năm gian khổ, là bản hùng ca về lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa miền Bắc đi lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhắc đến Điện Biên Phủ là nhắc đến sự thất bại mang tính bắt đầu có hệ thống của chủ nghĩa thực dân và sự vùng dậy của hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới.
Thế kỷ XIX đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng vĩ đại, những lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới. Ðứng ở vị trí hàng đầu các vĩ nhân đó chính là C.Mác. Nhân dịp kỷ niệm 201 năm ngày sinh của C.Mác chúng ta hãy nhìn lại những cống hiến vĩ đại của Người với nhân loại .
Ngày 26/4/2019 Bộ môn giáo dục chính trị đã tổ chức Semimar với nội dung“Nâng cao tính ứng dụng thực tế trong nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa GDCT&TC”. Buổi Seminar được tổ chức tại phòng họp nhà B, thành phần tham dự về phía đại biểu có Ths. Phùng Thị Mến đại diện P. KHCN&HTQT, về phía khoa có TS. Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa, NCS. Phạm Xuân Đức – Phó trưởng khoa, trưởng Bộ môn các thầy cô là giảng viên trong Bộ môn tham dự.
Chất lượng đào tạo luôn là điều quyết định đến sự tồn vong hay phát triển của một nhà trường. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên phù hợp với điều kiện phát triển xã hội là rất cần thiết. Vì vậy, Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Sao Đỏ luôn quan tâm tới công tác bồi dướng giảng viên của Nhà trường để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống kinh tế - xã hội và môi trường.
Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả của đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.
Phong trào thi đua xây dựng văn hóa học đường được phát động nhằm “thiết lập lại môi trường sư phạm với 6 đặc trưng là trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả”. Đây là nội dung rất cơ bản của văn hóa học đường, giúp xây dựng nhân cách cho sinh viên tránh xa lối sống tiêu cực.
Học tập và nghiên cứu khoa học luôn gắn bó mật thiết với việc nâng cao chất lượng học tập, phát huy khả năng, sức sáng tạo của sinh viên và giúp sinh viên cơ hội tạo ra những sản phẩm mới có giá trị trong nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễn sản xuất. Với nhận thức đó, trường đại học Sao đỏ luôn chú trọng,tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên tham gia học tập và nghiên cứu khoa học. Để phong trào học tập, nghiên cứu khoa học thật sự lan tỏa, thu hút ngày càng nhiều sinh viên đến với các hoạt động sáng tạo này, cần nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các đơn vị chức năng và bản thân mỗi cán bộ, giảng viêntrong nhà trường.
Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước cứu dân, ngày 28/1/1941, qua mốc biên giới 108 (mốc cũ) Việt Nam - Trung Quốc, thuộc xã Trường Hà (Hà Quảng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Những ngày đầu tiên, Người ở hang Cốc Bó, Người đã có những quyết sách quan trọng, tạo ra những bước ngoặt to lớn cho cách mạng Việt Nam, đó là: Chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (5-1941), xây dựng căn cứ địa tại Cao Bằng, xây dựng Mặt trận Việt Minh, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền) là lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp để các gia đình sum họp, thờ cúng tổ tiên và cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổ,... Trước ngày Tết, thường có những ngày để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).
Nghiên cứu khoa học là một trong những công tác có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu và tạo phong cách làm việc khoa học cho người nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học là hình thành cho người nghiên cứu phương pháp tiếp cận và làm quen với môi trường khoa học, phương pháp làm việc khoa học. Qua đó, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề khoa học và giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Ngày 06 tháng 01 năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân cả nước thực hiện quyền làm chủ đất nước bằng việc tham gia bầu cử bầu ra quốc hội. Cùng với lịch sử 74 năm xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đến nay Quốc hội Việt Nam đã trải qua 14 khóa.Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 đã tổ chức thành công, là mốc son lịch sử của thể chế dân chủ ở Việt Nam.