Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, tạo nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” nói riêng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, cống hiến trọn đời cho cách mạng, cho dân tộc Việt Nam. Người không chỉ hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người mà Người còn để lại cho nhân dân ta một tài sản tinh thần vô cùng quý giá, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chính vì thế, ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị khóa VII đã ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trước hết là người đứng đầu các cấp, các ngành học tập và noi theo.
Có nhiều quan điểm khác nhau về con người và bản chất của con người, song tựu chung lại quan điểm của CM Mác – Lênin về con người và bản chất của con người được biểu hiện một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn và được Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong quá trình xây dựng con người mới XHCN và đạt được nhiều thành tựu nhất định.
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, môi trường làm việc ngày càng trở nên năng động với tính cạnh tranh cao thì yêu cầu đặt ra đối với sinh viên phải quan tâm đến việc học tập và hoàn thiện các kỹ năng mềm của bản thân. Để nâng cao chất lượng hơn nữa trong công tác giảng dạy đối với môn học này, đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên thay đổi phương pháp, cách thức giảng dạy, sinh viên thay đổi cách thức học tập. Vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm, đáp ứng hơn nữa yêu cầu của thị trường lao động là vấn đề cấp thiết hiện nay trong nhà trường.
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Sao Đỏ hiện nay, ngoài việc học tập các kiến thức trong các học phần khoa học xã hội và các kiến thức chuyên ngành (kỹ năng cứng), sinh viên còn được trang bị thêm kiến thức về kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Tham gia các hoạt động ngoại khóa và học tập kỹ năng mềm không chỉ giúp sinh viên phát triển những kĩ năng cần thiết mà còn là cách giải tỏa căng thẳng trong học tập, nâng cao sức khỏe, mở rộng các mối quan hệ trong xã hội.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật rộng dãi trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên và sinh viên trong toàn trường. Đồng thời thực hiện thông báo số 084/TB - ĐHSĐ ngày 24/9/2019 về việc nội dung Luật tố cáo và Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, về việc triển khai phổ biến những điểm mới của Luật tố cáo và Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 có những điểm đáng chú ý với những nội dung như:
Thực hiện kế hoạch 114/KH - ĐHSĐ ngày 22/8/2019 về tổ chức hội thảo năm học 2019 – 2020, ngày 28/9/2019 Khoa Giáo dục Chính trị và Thể chất tổ chức hội thảo với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khoá cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ”. Tham dự Hội thảo có TS. Ngô Hữu Mạnh- Phó trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế, cùng các đại biểu là Trưởng, Phó các Phòng ban, các khoa đào tạo, bí thư các liên chi, đại diện sinh viên các khoá đến tham dự. Về phía khoa có TS. Phạm Thị Hồng Hoa - Trưởng khoa cùng các giảng viên trong khoa tham gia.
Hiện nay, giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trường Đại học là một nội dung quan trọng của hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Đó là quá trình tác động liên tục, có mục đích, có kế hoạch của các cấp ủy, các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, đội ngũ nhà giáo và các tổ chức đoàn thể trong trường học đến đối tượng được giáo dục là sinh viên nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và những tư tưởng tiên tiến, cách mạng, khoa học.
Sinh viên các trường Đại học hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện bản thân để trở thành người lao động có chuyên môn, đạo đức tốt, đáp ứng được yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng hầu hết sinh viên các trường đại học chỉ chú ý đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề mà chưa nhận thức đúng, đầy đủ vai trò của việc xây dựng và rèn luyện tác phong công nghiệp cho bản thân ngay từ khi đi học.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội, do Đảng trực tiếp sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
Đoàn đã luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng, sẵn sàng đón nhận mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ; thực sự là tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam; là đội dự bị tin cậy của Đảng, của nhân dân, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam, đặc biệt Đoàn luôn có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Từ xưa đến nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là đạo lý mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi tâm hồn người Việt. Trải qua thời gian, dù xã hội có phát triển và đổi thay thì truyền thống ấy vẫn là một nét đẹp được gìn giữ trong chuỗi các giá trị truyền thống ở nước ta.
50 năm thực hiện bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi tổ chức Đảng ôn lại lời căn dặn của Người, tự soi lại mình, tiếp tục thực hiện Di chúc của Bác để tăng thêm ý chí và sức mạnh, tiếp tục đưa đất nước phát triển như Bác hằng mong muốn.
ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á ( thêm 5 nước là Brunei, Campuchia, Lào, Miama và Việt Nam). Ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp vô cùng tích cực
Gia đình luôn có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Giáo dục trong gia đình không chỉ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của trẻ em ở giai đoạn ấu thơ mà nó còn quyết định sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của chúng trong các giai đoạn của cuộc đời. Vì vậy xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc trở thành tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho con trẻ.
Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào gia đình khỏe mạnh, xã hội sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơ hội phát triển và hưởng hạnh phúc. Tế bào gia đình lỏng nẻo, không đảm đương tốt các vai trò và chức năng của mình, xã hội có nguy cơ xáo động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.