***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Tết cổ truyền - Trường Đại học Sao Đỏ chăm lo đời sống cho cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường

Thứ ba - 25/01/2022 12:15
Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam được lưu truyền, gìn giữ bao đời nay. Dù đi đâu hay làm bất cứ việc gì, mỗi người dân Việt Nam đều hướng về ngày tết cổ truyền của dân tộc. Cũng như các tổ chức,cơ quan, doanh nghiệp, mỗi năm Tết đến xuân về, Trường Đại học Sao Đỏ luôn quan tâm chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giảng viên Nhà trường.
          Truyền thuyết và lịch sử cho thấy, nước ta sớm hình thành nền văn hóa truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng của người Việt. Nền văn hóa với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, từ đó dân tộc Việt Nam đã hình thành nhiều hình thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với các ngày “Tết” như: Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, nhưng tết Nguyên đán Tết Nguyên đán được coi là Tết Cả, nơi hội tụ không khí tưng bừng, nhộn nhịp nhất trong không gian văn hóa của toàn dân tộc, góp phần hình thành nên vóc dáng văn hóa truyền thống mang bản sắc của người Việt nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.
          Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam được hình thành từ khi Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm 2879 trước công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này đã kết hôn cùng bà Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó người Việt ta đã ăn tết, bắt đầu có bánh chưng, bánh dày nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của Hùng Vương 6. Tết Nguyên Đán được khởi đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết), kéo dài đến mồng 7 Tết, trong đó 3 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên thuộc về năm mới được coi là Nguyên đán. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay dân tộc Việt vẫn giữ gìn và phát huy qua thực tiễn sinh hoạt văn hóa, để rồi tết nguyên đán trở thành lễ tiết được diễn ra hàng năm vào dịp đầu xuân của năm, và trở thành văn hóa lễ tết cổ truyền của dân tộc ta cho từ xưa đến nay.
          Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình, các thành viên quay quần trang trọng tiễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe con người tốt hơn, sinh kế khá hơn, hạnh phúc cá nhân, gia đình.
          Ngày Tết Nguyên đán cũng là cơ hội để thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" một cách sâu sắc, cụ thể nhất. Giá trị hướng về cội nguồn là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm của người Việt với Tết Nguyên đán. Giá trị này đã trở thành nếp sống truyền thống tốt đẹp, bền vững. Đó là ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên đán.
hinh anh ngay tet nguyen dan y nghia nhat 600x400
Tết Nguyên đán thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"  của người Việt
          Kế thừa nét văn hóa truyền thống dân tộc, Đảng ủy, Ban Giám hiệu và Công đoàn trường Đại học Sao Đỏ tổ chức nhiều hoạt động chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong toàn trường để tổng kết một năm mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid – 19, song với tinh thần đoàn kết, tập thể Nhà trường đã gặt hái được nhiều thắng lợi trên nhiều mặt công tác. Cùng với các hoạt động thăm hỏi, Nhà tường còn rất quan tâm tới đời sống vật chất cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên có một cái tết đầm ấm bên gia đình với mỗi cán bộ, giảng viên, công nhân viên được tặng một phần quà gồm tiền thưởng và 10kg gạo. Bên cạnh đó Nhà trường cũng rất quan tâm tới các em sinh viên đang ở lại Chí Linh do ảnh hưởng của dịch bệnh.
          Cùng với sự phát triển của xã hội, Tết cổ truyền hiện nay cũng đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, với những giá trị tốt đẹp của ngày tết đến xuân về, mặc dù cuộc sống thường biết bao bộn bề vất vả do tác động của đại dịch Covid, nhưng lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm đến mỗi cán bộ, giảng viên, công nhân viên mỗi khi tết đến xuân về.

Tác giả bài viết: Trần Thị Hồng Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay2,876
  • Tháng hiện tại87,732
  • Tổng lượt truy cập6,347,855
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây