***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

NGÀNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ MÃ NGÀNH: 7540106

Thứ tư - 04/08/2021 09:53
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, vấn đề an ninh lương thực, an toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi. Trong những năm gần đây, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khó kiểm soát. Thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh huy hiểm. Việc phát hiện dư lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực phẩm, chất tẩy rửa, kháng sinh, các chất phụ gia không rõ nguồn gốc trong thực phẩm, các chất cấm như chất tạo nạc salbutamol trong thịt lợn, Auramine O trong nông sản, hiện tượng thịt bẩn, thịt thối, cá ướp ure, giấm acid, giò chả hàn the, cà phê hóa chất,…đang diễn ra thường xuyên và có dấu hiệu gia tăng. Ngộ độc rượu do methanol, ngộ độc thực phẩm do độc tố vi sinh vật đã và đang cướp đi tính mạng của người tiêu dùng. Vì vậy, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân.
          Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, người tiêu dùng trong nước và quốc tế ngày càng đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn cho thực phẩm; bên cạnh các chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, chất lượng, thì thực phẩm còn phải an toàn. Ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm đào tạo các kỹ sư/ chuyên gia có năng lực đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn, thông qua việc nhận dạng các mối nguy, ngăn ngừa, loại trừ và giảm thiểu các mối nguy đến mức chấp nhận được. Công việc quan trọng đó cần được kiểm soát thường xuyên và trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, đồng thời phải xây dựng các biện pháp kiểm soát, kế hoạch lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm tối ưu, đúng trọng điểm.
          1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
          Trường Đại học Sao Đỏ đào tạo kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm (ĐBCL&ATTP) hướng tới mục tiêu tổng thể là có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thích ứng với môi trường làm việc và hội nhập; có kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn về công nghệ sản xuất và chế biến, các công cụ và hệ thống quản lý, quản trị; kỹ năng phân tích thực phẩm, kiểm soát được chất lượng và an toàn trong quá trình sản xuất và chế biến, dịch vụ thực phẩm đáp ứng được yêu cầu của ngành. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư ĐBCL&ATTP; đáp ứng được yêu cầu công việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu và quản lý thuộc lĩnh vực ĐBCL&ATTP.
          Sinh viên học ngành ĐBCL&ATTP được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học thực phẩm, các quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, phân tích hóa học, vi sinh chuyên sâu, các hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm, quản trị chất lượng thực phẩm, an toàn thực phẩm...; Có kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề chuyên môn; có kiến thức chuyên sâu để phát hiện, xử lý các tình huống, các sự cố phức tạp trong lĩnh vực ĐBCL&ATTP; Có kiến thức về quản lý, quản trị chất lượng, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, tổ chức và điều hành hoạt động ĐBCL&ATTP trong sản xuất và chế biến, dịch vụ thực phẩm; tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ.
          Song song với những kiến thức sinh viên được rèn luyện những kỹ năng tổ chức, quản lý, chỉ đạo và trực tiếp tham gia công việc ĐBCL&ATTP trong sản xuất và chế biến, dịch vụ thực phẩm; Đánh giá, xây dựng và áp dụng được các hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng (HACCP, ISO22000, FSSC,...); Kiểm soát, quản trị chất lượng, an toàn thực phẩm; thành thạo kỹ năng phân tích hóa học, sinh học chuyên sâu, đánh giá chất lượng thực phẩm bằng các phương pháp hiện đại; Sử dụng được các bộ công cụ hỗ trợ để quản lý và đảm bảo chất lượng, an toàn trong sản xuất và chế biến, dịch vụ thực phẩm; tổ chức phát triển sản phẩm mới, cải tiến và nâng cấp công nghệ.
          2. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
          Sinh viên tốt nghiệp ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm có thể làm việc ở những vị trí như:
          => Các công ty thực phẩm, phù hợp với các vị trí: Đảm bảo chất lượng (QA), kiểm soát chất lượng (QC), Phát triển sản phẩm mới (R&D), phòng phân tích, điều hành sản xuất, kế hoạch vật tư, xây dựng và công bố chất lượng sản phẩm,…
          => Các Công ty cung cấp suất ăn công nghiệp, hệ thống nhà hàng, resort, hệ thống siêu thị: chuyên viên đánh giá nhà cung cấp, quản lý chất lượng và an toàn trên toàn bộ quy trình sản xuất và bảo quản sản phẩm.
          => Cơ quan nhà nước: Chuyên viên thanh tra, đánh giá, cấp phép cho các công ty sản xuất và kinh doanh thực phẩm trực thuộc sự quản lý của sở Công thương, sở NN&PTNT và sở Y tế.
          => Các công ty tư vấn đào tạo hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm: Chuyên gia đào tạo và tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, tư vấn công bố chất lượng sản phẩm.
          => Các Công ty đánh giá cấp chứng nhận: Chuyên gia đánh các hệ thống quản lý chất lượng và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
          => Nghiên cứu viên, giảng viên trong tại các trường Đại học và Cao đẳng.
          3. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH
          Phương thức tuyển sinh:
          1. Dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Xét tổng điểm môn thi tốt nghiệp theo tổ hợp môn và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực cho các ngành đào tạo.
           2. Dựa vào kết quả học tập THPT, xét theo hai hình thức.
          - Hình thức 1: Xét tổng điểm trung bình học tập các môn lớp 10, lớp 11, học  kỳ 1 lớp 12 và điểm ưu tiên.
          - Hình thức 2: Xét tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 theo tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên.
          Tổ hợp xét tuyển:
          A00 - Toán, Vật lí, Hóa học
          A09 – Toán, Địa lí, GDCD
          B00 – Toán, Hóa học, Sinh học
          D01 – Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
          4. MÔN HỌC TIÊU BIỂU VÀ TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH
  • Hoá phân tích
  • Hóa sinh thực phẩm
  • Hóa học thực phẩm
  • Thí nghiệm hóa học và hóa sinh
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Vi sinh vật thực phẩm
  • Phân tích bằng dụng cụ
  • Phân tích thực phẩm
  • Dinh dưỡng người
  • Thí nghiệm phân tích hóa học và vi sinh thực phẩm
  • Hoá hữu cơ
  • Máy chế biến và thiết bị thực phẩm
  • Luật thực phẩm
  • Các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm
  • Phụ gia thực phẩm
  • Công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng rượu-bia - nước giải khát
  • Công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng đường và bánh kẹo
  • Công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng sữa
  • Công nghệ chế biến và kiểm soát  chất lượng thịt – cá trứng - nông sản
  • Đồ án Đảm bảo chất lượng thực phẩm
  • Thực hành công nghệ thực phẩm
  • Thực hành công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng các sản phẩm bánh kẹo - sữa - đồ uống
  • Thực hành công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng thịt – cá - trứng - nông sản
  • Thực hành tổ chức và huấn luyện hội đồng cảm quan
  • Quản lý chất lượng và cải tiến
  • Ứng dụng tin học trong đảm bảo chất lượng thực phẩm
  • Kiểm soát chất lượng và ATTP trong ngành dịch vụ
  • Công nghệ bao bì, đóng gói thực phẩm
  • Thực tập kỹ sư
  • Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Quản trị chất lượng thực phẩm
          Với phương châm đào tạo là “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp”, nhà trường đã xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo với trên 52% thời lượng dành cho thực hành tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và học tập thực tế ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều học phần được thiết kế và thực hiện với sự phối hợp của các cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp lớn. Điều này giúp Sinh viên tiếp cận với thực tế nghề nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế tại các công ty.

          5. QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HỌC
  • Được học tập trong môi trường hiện đại, năng động.
  • Được đào tạo kiến thức lý luận và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp;
  • Được hỗ trợ tham gia các đợt kiến tập, giới thiệu nơi thực tập;
  • Được nhà trường cam kết giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp;
  • Được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo chuyên ngành, sinh hoạt học thuật tại khoa;
  • Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao;
  • Được hưởng các chế độ ưu đãi dành cho người học theo quy chế của Trường Đại học công lập;
  • Được hỗ trợ vay vốn học tập;

Tác giả bài viết: Bùi Văn Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay2,631
  • Tháng hiện tại98,072
  • Tổng lượt truy cập8,466,352
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây