Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự phát triển giáo dục của đất nước và đưa ra nhiều luận điểm quan trọng về giáo dục. Người khẳng định “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong rất nhiều quan điểm về giáo dục, Người rất chú trọng về vấn đề tự học, tự rèn luyện. Người đã nêu ra những vấn đề có tính lý luận về tự học và Người cũng là hiện thân của một tấm gương sáng ngời về tự học và học suốt đời.
Hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang định hướng chuyển nhanh và mạnh sang nền kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ về thông tin, nhiều vấn đề được đặt ra, điều này đòi hỏi mỗi chúng ta, đặc biệt là giới trẻ - sinh viên phải luôn lỗ lực học hỏi, đối mặt, ứng xử chắt lọc trong vô vàn thông tin để có thể tồn tại và đứng vững. Để làm được điều đó rất cần đến sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống... Sự tích lũy đó được thể hiện qua một quá trình học tập lâu dài, không chỉ việc học ở trường mà phần quan trọng quyết định là quá trình tự học, qua việc đọc sách mỗi cá nhân, nói rộng ra đó là văn hóa đọc.
Đại học sĩ Thân Nhân Trung ( 1419- 1499) từng nói rằng: “hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì đất nước thịnh, nguyên khí yếu thì đất nước suy”. Để góp phần xây đựng đất nước giàu mạnh về mọi mặt, ngành giáo dục - đào tạo nước ta, đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học, phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng để đào tạo ra những nhà khoa học giỏi về chuyên môn, có năng lực tư duy biện chứng phát triển ở trình độ cao đáp ứng xu thế phát triểt của thế giới hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nền thể dục thể thao cách mạng và để lại tư tưởng về thể dục thể thao có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Đảng cần kế thừa và phát triển trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong sự nghiệp chấn hưng dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường bởi sức khỏe của nhân dân là một trong những nhân tố to lớn quyết định sự phát triển đất nước hướng tới dân giàu, nước mạnh.
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy tinh thần thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với môn học của sinh viên tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em.
Trước những thay đổi không ngừng của cuộc sống, của công việc và những tiến bộ như vũ bão của khoa học và công nghệ, học tập suốt đời trở thành nhu cầu cần thiết của mỗi người nói chung, sinh viên nói riêng. Sinh viên không chỉ đặt mục tiêu có bằng cấp, chứng chỉ mà quan trọng hơn là học để biết, để làm, để cùng chung sống và để làm người. Học tập suốt đời giúp mỗi sinh viên có ý thức đầy đủ về bản thân và môi trường xung quanh; có vai trò xã hội trong xác định việc làm, trong nghề nghiệp và trong cộng đồng; có kiến thức, kỹ năng sống để góp phần xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ trí thức và chú trọng đến phát triển đội ngũ trí thức. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về về xây dựng đội ngũ trí thức là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh - di sản tinh thần quý báu mà chúng ta cần kế thừa và phát triển trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong sự nghiệp chấn hưng dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường.
Trong quá trình học tập của sinh viên, việc tích lũy tri thức, luôn có sự vận động, biến đổi. Sự vận động, biến đổi đó mang tính quy luật – Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (viết tắt là quy luật Lượng – Chất). Quá trình tích lũy tri thức ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc theo khả năng, mục đích, điều kiện của cá nhân. Dù nhanh hay chậm thì sự tích lũy về tri thức ấy làm cho con người dẫn đến sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất. Khi nghiên cứu, học tập và biết cách vận dụng quy luật Lượng – Chất vào quá trình học tập cũng là một trong những phương thức thúc đẩy, thay đổi quá trình học tập của sinh viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại nhiều tư tưởng có giá trị to lớn đến ngày nay, trong đó có tư tưởng về độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, năng lực làm việc của con người không chỉ được đánh giá bằng kiến thức chuyên môn mà nó còn phải kết hợp cả kỹ năng mềm và thái độ trong khi làm việc, giao tiếp với mọi người.
Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, rô-bốt, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học,… cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra cho giáo dục những thách thức mới, đưa ra những yêu cầu đối với quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên ở các trường đại học hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vấn đề con người và xây dựng con người. Trong suốt hành trình đi tìm đường cứu nước đến khi về cõi vĩnh hằng, Bác luôn đấu tranh vì khát vọng: Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc và phấn đấu suốt đời vì con người và xây dựng con người xã hội chủ nghĩa mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu, mà còn có sự tác động rất lớn đến các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên thế giới. Trong sự tác động đó, chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, bởi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để giai cấp công nhân phát triển về mọi mặt. Ngược lại, sự phát triển của giai cấp công nhân sẽ thúc đẩy nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.