***ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay

Thứ sáu - 04/05/2018 10:24
 Thanh niên Việt Nam là lực lượng to lớn trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc, hiện nay thanh niên chiếm khoảng 20% dân số của cả nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển của thanh niên không những liên quan đến vận mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, “giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Hồ Chủ tịch là nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại và cấp bách trong tình hình hiện nay. Trong đó, giáo dục pháp luật, trang bị kiến thức pháp luật cho thanh niên là nhiệm vụ không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển thanh niên Việt Nam.
          Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên được triển khai rộng rãi và đạt được hiệu quả nhất định trong thời gian qua:
          Có thể khẳng định rằng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh thiếu niên thời gian qua được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Nội dung chủ yếu tập trung vào các quyền và nghĩa vụ của thanh thiếu niên, chính sách, pháp luật mới ban hành, nhất là các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, việc làm, hình sự, bảo vệ môi trường, giao thông đường bộ… Theo thống kê của Bộ Tư pháp, có hàng ngàn văn bản pháp luật đã được thông tin, phổ biến, truyền thông, truyền tải đến thanh thiếu niên qua nhiều hình thức, cách thức khác nhau. Các địa phương đã chú trọng gắn PBGDPL với giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân, đạo đức, văn hóa, lối sống, lý tưởng cho thanh thiếu niên, góp phần xây dựng và thực hiện nếp sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của thế hệ trẻ.
          Các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng thực hiện các hình thức PBGDPL phù hợp đối với đối tượng này. Theo báo cáo thống kê của 45 tỉnh và thành phố, từ năm 2011 - 2015, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong thanh thiếu niên được tổ chức với số lượng lớn với khoảng 57.540 cuộc thi, hội thi từ cấp tỉnh đến cấp xã và 4.893.182 lượt thanh thiếu niên tham dự. Bên cạnh đó, ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin đại chúng, báo chí, truyền thông vào các hoạt động PBGDPL cho thanh thiếu niên được chú trọng, đẩy mạnh. Các địa phương đã xây dựng, thực hiện 20.449 chuyên mục, chương trình PBGDPL; 180.183 tin, bài về PBGDPL; 260.706 tin, bài để phát sóng, phát thanh, đăng tải nhằm tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật và giáo dục ý thức, trách nhiệm tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho thanh thiếu niên trên các báo, đài, loa truyền thanh cơ sở của địa phương. hoặc lồng ghép nội dung PBGDPL vào các chương trình văn hóa, học nghề cho thanh thiếu niên.
          Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên:
          - Nhận thức chung của các cấp, các ngành trong công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên còn nhiều hạn chế, còn cho đó là nhiệm vụ của Ngành Tư pháp, một số đơn vị, địa phương nhận thức đây là công tác của Đoàn thanh niên.
          - Việc PBGDPL còn mang tính phong trào, chưa đi sâu vào những nội dung thiết thực mà thanh thiếu niên cần. Các mô hình, hình thức PBGDPL chưa được chú trọng đổi mới, vận dụng phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của thanh thiếu niên. Công tác đánh giá, tổng kết các mô hình, cách làm hay, hiệu quả trong PBGDPL cho thanh thiếu niên chưa chú trọng.
          - Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong PBGDPL cho thanh thiếu niên thiếu đồng bộ, trách nhiệm chưa rõ ràng, dẫn tới hiệu quả còn hạn chế.
          - Thanh thiếu niên do có đặc điểm về lứa tuổi, thể chất đang ở độ trưởng thành, nhận thức, tâm lý chưa hoàn toàn chín chắn, dễ bị lôi kéo, bị chi phối, kích động, nên Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã xác định rõ đây là nhóm đối tượng đặc thù mà Nhà nước, xã hội cần quan tâm, đầu tư, đặc biệt đối với công tác giáo dục lối sống, đạo đức, pháp luật. Mặc dù các cơ quan, tổ chức, các cấp Đảng, chính quyền đã có nhiều nỗ lực để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, nhưng hiệu quả của công tác này còn chưa cao. Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, tập trung vào một số lĩnh vực về an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, xâm phạm sở hữu, sức khỏe, tính mạng… Đặc biệt, một bộ phận thanh niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng vũ khí với tính chất côn đồ, phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ như: Trộm cắp, cướp giật tài sản, giết người, chống người thi hành công vụ, …) Trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; tỷ lệ không chấp hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ thông chiếm đến 650% . Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, như vốn sống và và hiểu biết xã hội của thanh niên còn hạn chế; khả năng tiếp nhận thông tin nhanh nhưng ít chọn lọc và dễ bị kích động, lôi kéo, lợi dụng; đồng thời tình trạng thanh niên khó khăn trong cuộc sống, thất nghiệp, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội không ngừng tăng nhưng chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt đã có tác động xấu đến lối sống của một bộ phận thanh niên trong việc chấp hành pháp luật… trong các nguyên nhân đó phải kể đến nguyên nhân do thiếu hiểu biết về pháp luật của thanh niên, thể hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên chưa thực sự có hiệu quả.
          Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay:
          - Nâng cao nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo địa phương về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đối với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
         - Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được triển khai thường xuyên, thực chất, có kế hoạch, có mục đích.
          - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh thiếu niên, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát triển và giáo dục nâng cao ý thức của thanh niên. 
          - Tăng cường và đổi mới giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên theo hướng kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng sống. Phần lớn đối tượng thanh thiếu niên đều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên và đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, giáo dục pháp luật cho thanh niên là quan trọng và hết sức cần thiết.
          - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần tập trung vào đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật cao. Đối tượng thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật cao thường là thanh niên sống trong gia đình, khu vực đặc biệt như: thanh niên không có trình độ văn hóa (do bỏ học sớm); gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc bố mẹ là những chủ lô đề, cờ bạc; thanh niên không có việc làm...đây là những đối tượng rất dễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh.

Tác giả bài viết: Phạm Thị Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay2,946
  • Tháng hiện tại221,823
  • Tổng lượt truy cập6,202,107
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây